Giaimasohoc

Đến nước nào, chúng tôi cũng tìm nhà hàng Việt để ăn phở, không chỉ để thưởng thức món thân quen mà ca cuoc da banh

【ca cuoc da banh】Sang Tây ăn phở

Đến nước nào,âyănphởca cuoc da banh chúng tôi cũng tìm nhà hàng Việt để ăn phở, không chỉ để thưởng thức món thân quen mà còn để ủng hộ, để cảm thấy mình như đang ở nhà và quan sát xem bà con mình kinh doanh ra sao. Niềm vui chúng tôi nhận được là trên trái đất này, ở đâu có bà con người Việt, ở đó có phở. Các hiệu phở hay nhà hàng Việt Nam vẫn đông, ngày càng nhiều khách Tây.

Phở đã trở thành "đại sứ toàn cầu" không chính thức của ẩm thực Việt Nam tự bao giờ.

Không ít bạn bè, đối tác người nước ngoài của tôi nói rằng, họ ăn phở trước cả khi đến Việt Nam.

Phở bò phổ biến nhất ở nước ngoài, rồi mới tới phở gà. Ẩm thực là câu chuyện của khẩu vị, nhưng nếu đã quen với phở gà "nội địa", khi đi du lịch, bạn nên gọi phở bò. Điểm yếu của phở gà "xuất khẩu" theo tôi là nguyên liệu và thói quen của khách hàng.

Để tôi kể bạn nghe câu chuyện này. Khi bắt đầu kinh doanh khách sạn và khai trương một thương hiệu đầu năm 2016, chúng tôi có phở gà cho bữa sáng. Thấy phở làm bằng gà công nghiệp, tôi hỏi Tổng quản lý (GM) tại sao không dùng phở gà ta, vừa tươi, vừa thơm, vừa ngon.

Gà ta sẵn có ở địa phương với nguồn cung chủ động và rẻ; vừa đảm bảo chất lượng món ăn lại hỗ trợ được cho bà con nông dân. Đầu tư ở đâu mà sử dụng được lao động, thực phẩm, nông sản ở chính nơi đó tức là đã tạo ra được một lợi thế lớn trong kinh doanh.

Hỏi rồi mới biết, theo tiêu chuẩn vận hành khách sạn quốc tế, gà ta không ổn định về chất lượng, không kiểm soát được dịch bệnh. Thịt gà ta dai nên Tây khó "nhá". Thì ra là vậy.

Chúng tôi tôn trọng điều đó, nhưng vẫn nhắc GM rằng, khách Việt đến với khách sạn nhiều hơn. Người Việt đã quen với phở gà ta từ tấm bé. Cần tìm giải pháp cho vấn đề này. Hay là khách ta thì dùng gà ta, khách Tây thì dùng gà Tây? Miễn là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

GM cùng đầu bếp được yêu cầu nghiên cứu để khắc phục. Thật vui là không ít khách Tây sau này đã quen với phở gà ta đều nói phở gà ta mới "authentic".

Phở hấp dẫn đến mức tôi biết một số nhà hàng Việt Nam ở Scotland (UK), Vilnius (Litva), Wellington (New Zealand) hay nhiều nơi khác, cả chủ và phục vụ đều không phải là người Việt. Họ hoặc mua lại cửa hàng của người Việt rồi tiếp tục kinh doanh món phở, hoặc từng làm việc, sinh sống ở Việt Nam, thích ăn phở và muốn "khởi nghiệp" bằng mặt hàng này.

Nhà hàng phở ở San Francisco, Boston, Sydney, Paris và nhiều nhà hàng khác mà chúng tôi dừng chân, khách Tây đông nghịt. Họ cầm đũa lóng ngóng như những đứa trẻ.

Phở, đũa là văn hóa của ta, nét văn hóa Á Đông ngàn đời lưu truyền. Nay khách Tây ngày càng sử dụng nhiều hơn. Bà con gốc Việt kiếm được nhiều tiền hơn từ Tây.

Không có thống kê chính thức, nhưng tôi tin là phở đóng góp đáng kể trong dòng kiều hối trị giá gần 20 tỷ USD đều đặn chảy về nước mỗi năm.

Ở Việt Nam giá một bát phở từ 30.000 - 65.000 đồng. Năm 2006, tôi từng thưởng thức một bát phở ở quận 13, Paris có giá 10 Euro. Năm 2022, quay trở lại đây sau 16 năm và hậu Covid-19, lạm phát, giá cả leo thang, đã khiến tô phở tăng lên thành 15 Euro.

Phở ở Mỹ, châu Âu thường có các size vừa và lớn. Có nhà hàng gọi "tô bự" là Xe lửa (gọi theo size quần áo XL). XL thì giá cao hơn 10-20% nữa. Phở Tây ở Riga (Latvia) thì quy "size" ra "lít". Tô nhỏ tương đương "nửa lít - half a litre", tô lớn bằng "1 litre") để khách hàng dễ hình dung.

Phở thực sự gần gũi với người Việt và theo chân người Việt đi khắp năm châu, bốn biển.

Nhắc đến phở là nhắc đến Việt Nam. Nhờ có phở, những nét tương đồng về văn hóa giữa Việt Nam và các quốc gia khác được nâng tầm, hòa quyện. Cũng nhờ có phở, Việt Nam mở rộng cơ hội giao lưu và tiếp biến văn hóa trên bình diện toàn cầu.

Ngành văn hóa, ngành du lịch của Việt Nam có thể phong cho phở một chức danh mà nó xứng đáng nhận được, để lan tỏa ẩm thực, văn hóa Việt ra thế giới nhiều hơn nữa. Liệu đây có phải là một gợi mở?

Bộ Ngoại giao Malaysia đang thúc đẩy chính sách "ngoại giao sầu riêng", giống như cách Trung Quốc tiến hành "ngoại giao gấu trúc", Nhật Bản và Hàn Quốc gia tăng "quyền lực mềm" bằng phim ảnh, văn hóa nhạc pop còn Thái Lan thì quảng bá ẩm thực.

Theo cách đó, phở nếu chính thức trở thành "đại sứ toàn cầu" của ẩm thực Việt Nam, sẽ là cơ hội để truyền một thông điệp mạnh mẽ về du lịch Việt Nam đầy hấp dẫn qua ẩm thực.

Phở đại diện cho văn hóa nông nghiệp lúa nước hàng nghìn năm. Qua "đại sứ phở" ta sẽ kể câu chuyện và tôn vinh lúa gạo Việt Nam - sản phẩm xuất khẩu đứng thứ hai toàn cầu.

"Ngoại giao" phở có thể dần hình thành từ các lễ hội, ngày hội phở của Việt Nam trên thế giới. Đại sứ có vai trò chính là kết nối Việt Nam với thế giới; làm ngoại giao kinh tế (kiếm tiền về cho đất nước); kết nối kiều bào; giúp người nước ngoài hiểu hơn về Việt Nam và ủng hộ Việt Nam. "Đại sứ phở" sẽ làm đủ các chức năng đó.

Nhiều người có thể nghĩ rằng, phở là một sản phẩm ẩm thực, có vẻ nhỏ bé so với những hiệp định thương mại. Tuy nhiên, khi được triển khai trên phạm vi toàn cầu, giá trị thương mại sẽ vô cùng to lớn. Đặc biệt, tình yêu với phở chính là một biểu hiện sinh động, minh chứng về sự thành công về ẩm thực của Việt Nam.

Chúng ta có thể chắp cánh cho phở đi ra toàn cầu, kể những câu chuyện tinh tế về Việt Nam với du khách quốc tế, đó cũng là một phương cách thu hút khách du lịch đến Việt Nam.

Đoàn Văn Bình

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap